Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Tìm Hiểu Về Tàn Nhang

1. Tàn nhang là gì?

Tàn nhang là các đốm tròn nhỏ, sậm màu, nằm trên bề mặt da và phân bổ thành từng đám, tập trung nhiều trên mũi và hai má, đa dạng và phong phú về màu sắc, có người màu vàng, nâu vàng, nâu sáng và phần lớn là màu nâu đen. Bản chất là sự phát triển quá mức của các sắc tố melanin, và chúng thường chỉ xuất hiện ở những người có làn da đẹp, trắng, mỏng, mịn.

2. Nguyên nhân gây ra tàn nhang

Tàn nhang thường xuất hiện ở những người có làn da trắng, mỏng, mịn, xuất hiện trên khuôn mặt và bàn tay cũng như một số vùng khác trên cơ thể khi chúng bị phơi trần nhiều ngoài ánh nắng, cơ bản là do những tế bào đặc biệt của làn da làm sản sinh sắc tố melanin gây nên.
Tàn nhang cũng có thể xuất hiện do khi phơi trần làm cho da rám nắng. Khi ánh nắng chứa tia UV xâm nhập vào da kích thích sản sinh Melenin để bảo vệ da, làm cho những đốm nâu trên da xuất hiện nhiều hơn và đậm hơn, mặc dù sự phân bổ của sắc tố melanin lại không giống nhau.
Tuy nhiên, mặt trời không phải là tác nhân duy nhất tác động tới quá trình xuất hiện của tàn nhang. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng yếu tố di truyền cũng có ảnh hưởng đáng kể tới quá trình này. Đó là một loại nhiễm sắc thể có trong gen quy định tế bào biểu bì tạo hắc tố còn được gọi là MCIR (melanocortin-1 receptor). Thường xuất hiện ở những người có màu tóc vàng hoặc đỏ. Thường tàn nhang ít thấy ở Việt Nam do liên quan đến tộc người.
Tàn nhang cũng thường xuất hiện trong thời gian mang thai, do có sự thay đổi hormone trong cơ thể của người phụ nữ. Sau khi sinh, tàn nhang có thể giảm đi đáng kể.
Sự thay đổi bất thường của những hormone trong cơ thể, phản ứng phụ gây ra khi sử dụng một số chủng loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra tàn nhang.
Tàn nhang có thể là biểu hiện da của một bệnh nào đó: bệnh u xơ thần kinh, bệnh lão nhi, hội chứng Moynahan và bệnh khô da sắc tố (nếu tàn nhang hiện diện ở hốc nách cần chú ý đến các bệnh nêu trên), hội chứng Peutz-Jeghers (tàn nhang hiện diện ở môi, xung quanh miệng)…
Sử dụng mỹ phẩm có chứa nhiều thành phần lột tẩy cũng sẽ làm da trở nên mỏng hơn và dễ bị tàn nhang hơn.
Stress thời gian dài hoặc trải qua những cú shock lớn.
Cần lưu ý khi dùng các loại kem trị tàn nhang 


3. Phân biệt nám và tàn nhang

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa nám và tàn nhang.
Như nói ở trên, Tàn nhang là tập hợp các đốm có sự gia tăng sắc tố melanin (đậm màu) kích thước nhỏ từ đầu tăm đến hạt vừng có màu đậm hơn các vùng da xung quanh, ranh giới thường rõ hoặc cũng có khi nham nhở: màu từ nâu sẫm, nâu nhạt, vàng, xám, đỏ hoặc đen. Vị trí thường gặp là các vùng da hở như phần mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay.
Độ đậm nhạt của tàn nhang thay đổi khi tiếp xúc với ánh nắng, tàn nhang sẽ đậm hơn nếu tăng tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời. Mùa đông giảm đi, mùa hè tăng đậm lên. 
Nám khác với tàn nhang, nám xuất hiện chủ yếu trên da mặt, với dạng nám đốm và nám mảng, mức độ đậm nhạt khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có sắc tố đậm hơn bất thường so với da của bạn. Có một số nguyên nhân chính thường gặp nhất gây nên tình trạng nám da.
Cơ chế hoạt động của tàn nhang cũng giống như các vết rám nắng (mặc dù sự phân bổ các sắc tố da là không giống nhau). Tàn nhang xuất hiện chủ yếu trên da mặt, nhưng ta cũng vẫn có thể bắt gặp chúng trên các vùng da khác có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không giống như các vết cháy nắng có thể xóa bỏ dễ dàng với các phương pháp trị liệu thông thường như dùng kem, spa... tàn nhang khó thể bị xóa mờ. Với những người bị tàn nhang nhiều, nguy cơ bị ung thư da hoặc bị cháy nắng cao hơn so với những người khác.

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

10 Cách Trụ Mụn Đầu Đen Hiệu Quả

Không cần dùng mỹ phẩm, thuốc đặc trị hay đến spa, bạn vẫn có thể đánh bay những hạt mụn đầu đen đáng ghét ở vùng mũi bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại nhà.
Những hạt mụn đầu đen ở vùng mũi không chỉ mang lại cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình của bạn. Nếu không được xử lý tốt, mụn có thể lan sang các vùng khác trên khuôn mặt cũng như dễ để lại sẹo thâm, làm to lỗ chân lông, khiến da mau bị lão hóa …
Khi bị mụn đầu đen, bên cạnh  việc thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng mũi, bạn nên tránh dùng tay nặn vì sẽ làm cho tình trạng mụn thêm tồi tệ, dễ gây viêm nhiễm da. Thay vào đó, cần áp dụng các biện pháp xử lý mụn đúng cách từ thuốc đặc trị, hoặc bằng các phương pháp làm đẹp dân gian từ những  nguyên liệu có sẵn ngay trong nhà bạn.

1. Kem đánh răng

Kem đánh răng chứa nhiều chất giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn và làm lành hư tổn trên da do mụn gây ra như thành phần sodium pyrophosphate có tác dụng loại bỏ canxi dư thừa là 1 trong những tác nhân gây mụn, silica chống lại vi khuẩn gây mụn và mau làm lành vết thương, baking soda giảm lượng dầu trên da vốn là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá …  
Vì vậy muốn trị mụn đầu đen ở mũi với kem đánh răng, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng kem đánh răng lên khu vực này và để khô trong vòng 25 phút rồi rửa sạch. Nên thực hiện 2 ngày/ lần trong 2 tuần, bạn sẽ ngạc nhiên vì có thể nhanh chóng giã từ các hạt mụn đầu đen xấu xí trên cánh mũi.

2. Cà chua

Do có đặc tính sát trùng tự nhiên nên cà chua tươi còn được xem là loại quả hỗ trợ tiêu diệt mụn rất hiệu quả. Lột vỏ, nghiền nát cà chua rồi đắp lên mũi vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để tránh rơi vãi vụn cà chua, bạn nên áp thêm 1 chiếc khăn giấy mỏng lên mũi và để qua đêm. Rửa sạch mặt vào sáng hôm sau bằng nước ấm.

3. Chanh

Chanh cũng là một trong những loại quả tự nhiên có đặc tính diệt mụn, giảm thâm tốt vì chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra axit tự nhiên trong chanh sẽ ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây nên mụn trứng cá. Nước chanh cũng có tác dụng làm sạch lỗ chân lông bị tắc nghẽn, giảm tình trạng tấy đỏ, giúp bề mặt da mịn màng và sáng tự nhiên.
Để loại bỏ mụn đầu đen ở mũi, bạn có thể áp dụng 3 phương pháp làm đẹp dễ làm từ chanh như sau: 
- Rửa sạch mặt bằng nước ấm trước khi thoa hỗn hợp gồm nước cốt 1 quả chanh với ít muối lên mũi. Để khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Trộn 3 muỗng canh sữa chua với 2 muỗng canh bột yến mạch, 1 muỗng cà phê dầu ô liu và 1 muỗng canh nước cốt chanh. Khuấy đều hỗn hợp và thoa lên vùng mũi, chờ khoảng 5 -7 phút trước khi rửa sạch bằng nước lạnh. 
- Trộn đều hỗn hợp nước cốt chanh, bột quế rồi bôi lên vùng mũi và để qua đêm. Tương tự như nước chanh, bột quế có tác dụng diệt khuẩn,  giúp thu nhỏ lỗ chân lông, tẩy tế bào chết… Vì vậy sau khi rửa sạch mặt vào sáng hôm sau bạn sẽ thấy rõ hiệu quả trị mụn đầu đen lẫn giúp da vùng mũi mịn màng, tươi sáng hơn.

4. Bột ngô

Trộn bột ngô và giấm với tỷ lệ 3 phần bột ngô, 1 phần giấm thành bột nhão. Đắp hỗn hợp này lên vùng mũi khoảng 15 – 30 phút. Sau thời gian này, hỗn hợp sẽ khô thành dạng giấy mỏng và bạn chỉ cần nhẹ nhàng gỡ ra khỏi mũi rồi rửa sạch bằng nước ấm. Nếu sợ đau, bạn nên dùng khăn thấm nước ấm để rửa sạch hỗn hợp.

5. Bột yến mạch

Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bột yến mạch còn chứa thành phần avenanthramides giúp xoa dịu và giảm viêm da do mụn. Cùng với vitamin nhóm B và các loại khoáng chất khác, yến mạch có tác dụng tẩy tế bào chết, làm sạch da hiệu quả. 
Để dùng loại ngũ cốc đa công dụng này trị mụn đầu đen, bạn chỉ cần trộn bột yến mạch và nước hoa hồng làm thành bột nhão và dùng tay phết đều lên vùng mũi, có thể lên toàn bộ khuôn mặt. Sau khoảng 15 phút rửa sạch với nước lạnh để cảm nhận vùng da tại khu vực này đã trở nên mịn màng, tươi sáng hơn. Áp dụng thường xuyên vài lần một tuần để mau chóng loại bỏ mụn đầu đen trên mũi.
Những vùng hay xuất hiện mụn đầu đen

6. Hỗn hợp nước gạo xay

Giàu vitamin B và các chất khoáng đồng, sắt …, hỗn hợp nước và gạo xay sẽ giúp bạn trị mụn hiệu quả, đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo da, giảm thâm nám và viêm tấy. Chế biến dung dịch trị mụn với gạo bằng cách ngâm gạo trong sữa tươi hoặc nước lạnh khoảng 5 giờ, sau đó cho vào máy xay đến khi gạo, nước hoặc sữa hòa thành một hỗn hợp đặc quánh. Dùng dung dịch này thoa lên vùng mũi. Để khô rồi gỡ nhẹ lớp mặt nạ ra khỏi mũi, rửa sạch với nước. 

 7. Khoai tây

Cắt khoai tây thành lát mỏng hoặc ép lấy nước, chà xát trực tiếp lên vùng bị mụn đầu đen trong vòng 15 phút rồi rửa thật sạch. Các loại vitamin B1, B2, C …dồi dào trong khoai tây kháng viêm, giảm sưng tấy, hỗ trợ trị mụn và phục hồi các hư tổn trên da do mụn để lại.

8. Lá rau mùi

Lượng tinh dầu trong rau mùi giúp làm sạch sâu các lỗ chân lông, loại bỏ nhân mụn và ngăn chặn tuyến bã nhờn phát triển, từ đó hạn chế sự xuất hiện của mụn trên mũi. Để làm mặt nạ bằng là rau mùi, bạn cần chọn 1 nắm rau mùi tươi, không dập nát, xay nhuyễn với nước và trộn dung dịch này với 1 thìa cà phê bột nghệ, đắp lên mũi. Để khoảng 15 phút rồi rửa lại thật sạch. Thực hiện mỗi ngày các loại mụn đầu đen sẽ nhanh chóng bị đánh bay.
Dùng nước ép rau mùi hòa với nước cốt chanh tỉ lệ bằng nhau, bôi đều dung dịch lên mũi hoặc vùng da bị mụn trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại thật sạch cũng cho tác dụng tương tự. Nếu thực hiện thường xuyên, bên cạnh tác dụng trị mụn, bạn cũng sẽ thấy làn da vùng mũi và trên khuôn mặt mịn màng, trắng hồng lên trông thấy.

9. Mật ong

Các thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ trong mật ong sẽ giúp bạn nhanh chóng đánh bay những nốt mụn đầu đen, mụn trứng cá đáng ghét trên mũi và mặt. Cách dùng mật ong trị mụn đơn giản nhất là thoa mật ong nguyên chất nhẹ nhàng lên khu vực mũi và những vùng bị mụn, để trong khoảng 15 phút rồi rửa lại thật sạch. Hoặc pha 1 muỗng cà phê mật ong với 1 muỗng cà phê nước ép nha đam, phết lên vùng mũi bị mụn đầu đen, để khô trong 15 phút  và rửa sạch bằng nước ấm.

10. Baking Soda

Chà hỗn hợp baking soda và nước với tỷ lệ bằng nhau lên mũi hoặc các vùng khác trên cơ thể bị mụn đầu đen. Để khô trong 15 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện nhiều lần trong tuần cũng cho công dụng trị mụn bất ngờ và hiệu quả.

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Những Loại Mụn Không Được Nặn

Có rất nhiều loại mụn, nếu không chăm sóc và xử lý đúng cách có thể gây ra viêm nhiễm hoặc thậm chí là tử vong, bài viết này chia sẻ cùng bạn đọc những loại mụn không được nặn và phương pháp xử lý cơ bản khi gặp những loại mụn này.

1. Mụn đinh râu 

Mụn đinh râu là một loại mụn (dạng nhọt) rất độc, thường xuất hiện ở vùng miệng (môi, mép,cằm), xung quanh mũi (kể cả trong lỗ mũi… Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn mụn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách, nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra mụn đinh râu là bệnh tiểu đường.

Khi bị đinh râu, các bạn tuyệt đối không được dùng tay, nhất là tay bẩn để nặn. Dùng tay để nặn sẽ làm cho các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến nhiễm trùng máu. Đây là một dạng nhiễm trùng toàn thân tương đối nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Thậm chí, ngay cả khi được điều trị tích cực, nguy cơ tử vong vẫn có thể ghé  thăm bất cứ lúc nào.

Khi bị mọc mụn đinh râu, chỉ nên dùng cồn y tế chấm nhẹ lên vùng mụn và xung quanh để sát trùng. Khi mụn “chín”, bạn có thể đến cơ sở y tế để nhờ các bác sĩ can thiệp, tránh tự mình “xử lý” mụn.

2. Mụn thịt

Mụn thịt là một loại mụn nhỏ, đường kính từ 1 – 2mm, thường mọc thành đám ở vùng quanh mắt. Khi mới xuất hiện, nó có kích thước khá nhỏ, thường có màu trắng hoặc vàng, nếu bị kích thích sẽ có màu đỏ. Mụn thịt xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Nếu mụn mọc nhiều, nó còn kéo theo tình trạng da bị khô, sần, sạm đi.

Loại mụn này thường chỉ xuất hiện ở vùng quanh mắt, mi mắt. Tuy nhiên, nếu điều trị chậm trễ hoặc không đúng cách, nó có thể lan cả ra trán, gò má, cổ, ngực, thậm chí còn lan cả xuống vùng cơ thể bên dưới. Quá trình điều trị loại mụn này khá phức tạp, nhất là khi chúng ta nặn mụn bằng tay.

Do mụn thịt rất dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá nên nhiều người thường dùng ta để nặn. Điều này không tốt chút nào bởi nó sẽ làm phần da có mụn bị tổn thương, khiến mụn lan rộng ra các vùng xung quanh. Với mụn thịt, bạn không nên tự tìm cách chữa trị mà hãy đến cơ sở y tế để được tư vấn. Đặc biệt, nếu thấy dấu hiệu của sự xuất hiện của mụn thịt ở vùng quanh mắt, bạn cũng nên đến cơ sở da liễu ngay để được chỉ dẫn cách ngăn chặn ngay từ đầu.

3. Mụn đầu đen

Mụn đầu đen xảy ra khá phổ biến, chủ yếu tập trung ở vùng mũi. Khi mụn mới xuất hiện, nếu chúng ta dùng tay nặn ngay sẽ không thể lấy hết nhân mụn, để sót lại một phần nằm sâu trong ống nang lông, khiến cho mụn khó điều trị hơn. Hơn thế nữa, nặn mụn đầu đen không đúng cách còn dẫn đến tổn thương da, làm tróc da, vỡ da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng da.

Với mụn đầu đen, các bạn nên đợi cho tới khi mụn “chín”, sử dụng các biện pháp tự nhiên để loại bỏ mụn như mặt nạ lòng trắng trứng gà, cơm nóng, nước chanh… Đặc biệt, tuyệt đối không lấy mụn đầu đen cùng lúc với mụn mủ bởi điều này rất dễ làm lây lan vi khuẩn và gây viêm nhiễm.